Năm
1946, khi nêu lên khẩu hiệu “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”,
một số cán bộ đã góp ý với Người là nghe “nó cũ quá”. Bác đã giải thích,
đại ý “không phải cái gì cũng bỏ”.
Năm 1947, ở Chiến khu Việt Bắc, với tên ký là Tân Sinh, Bác viết cuốn “Đời sống mới”, xuất bản lần đầu tiên ngay trong năm đó.
Trong
trang đầu tiên đề cập tới “Đời sống mới”, tác giả viết “Không phải cái
gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ là xấu, thì
phải bỏ. Thí dụ: ta phải bỏ hết tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà
không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Thí dụ: đơn
cử cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải làm bớt đi “Cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm. Thí dụ, ta phải tương thân, tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước. Cái gì mới mà hay thì
ta phải làm. Thí dụ, ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho có ngăn nắp”.
Năm 1958, khi đồng chí Giang Đức Tuệ, Bí thư Tỉh ủy Thái Bình đến gặp
Bác tại Văn phòng Chủ tịch ngày 20 tháng 10, Bác dặn: Cách mạng chỉ xóa
bỏ cái xấu, cái dở và giữ lại cái tốt, cái hay”.
Văn
phòng Hội đồng bộ trưởng có lưu trữ một bài nói chuyện của Bác, nhan đề
"thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, chống bệnh quan liêu" (vào
năm 1952).
Bác
nói “Cách mạng là tiêu diệt những cái xấu, xây dựng những cái tốt”. Bác
thực sự đã cho ta tấm gương sáng về lời nói và cả về hành động cách
mạng.
Bác
đã ngiên cứu, đối chiếu, gạn lọc, xóa bỏ tất cả những cái xấu ngay
trong lòng xã hội mới hiện đại, văn minh nhất đương thời, đồng thời đã
phát hiện và giữ lại tất cả những cái hay, tốt, đẹp của lịch sử phát
triển các dân tộc trên thế giới, cổ kim, đông tây. Người đã thấy được
cái hay, cái tốt trong Phật giáo, Thiên chúa giáo, trong Khổng học để
vận dụng vào cuộc cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng những điều hay, điều
tốt của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Bác
cũng thấy được trong từng con người, từng cộng đồng người, tuy “cũ”,
tuy “xấu”, nhưng vẫn có cái “tốt” để phục vụ cách mạng, mà cái tốt trên
hết “là lòng yêu Tổ quốc, yêu nước, thương nòi”. Cho nên , đã có những
người làm quan to cho Pháp, cho triều đình Huế, đã học và kiếm được
nhiều tiền trên đất nước “tư bản”, những nhà ‘tư sản”, những “địa chủ”,
những công nhân sống lâu, sống lâu với kẻ địch, nhưng họ vẫn thấy được
cái điều “cách mạng” ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, tin và đi theo “Cụ Hồ”.
Người
đã đến viếng và thắp hương ở đền Bà Triệu tại Thanh Hóa, thích các làn
điệu dân ca Nghệ Tĩnh, Việt Nam, Pháp, Ý. Khi nói, khi viết đều dùng lời
lẽ, chữ nghĩa giản dị, khi cần thiết cũng đã nêu lên những ý hay của
Tổng thống Hoa Kỳ, dí dỏm của người Anh, sâu sắc của Không Tử. Tất cả
những điều ấy và biết bao điều khác nữa đâu có thể nói Bác là “cũ”!.
Bác
đã từng nói “Một đoàn thể mạnh thì cái tốt ngày càng phát triển, cái dở
ngày càng bớt đi. Một điều tốt phải đưa ra cho tất cả mọi người cùng
học, một điều xấu phải đưa ra tất cả mọi người cùng biết mà tránh”.
Người cũng đã dạy rằng xóa điều xấu, làm điều tốt không thể gấp gáp
được. Vì nếu có nấu cơm cũng phải 15 phút mới chín, huống chi là sửa
chữa cả một nước đã 80 năm nô lệ, người tốt có, người xấu có, một đám
ruộng có lúa lại có cỏ, muốn nhổ cỏ cũng phải vài ba giờ mới xong”.
Trong
tình hình đổi mới của nước ta hiện nay, cụm từ "Cách mạng, cái xấu, cái
tốt”, nhất thiết cũng cần cho chúng ta suy nghĩ. Mở cửa đón gió bốn
phương, không phải “nhập” cả những điều “mới”, “hiện đại” nhưng lại xấu
xa, đồi bại, có những cái không tốt của “khách” mà chính họ cũng bỏ, tởm
lợm, càng không phải một cuộc “loại bỏ” những cái “cũ” đẹp dần mất đi,
cái mới chưa tốt lại đang được o bế, đang có “môi trường” sinh sôi, nảy
nở. Điều này làm cho ai đó, rất cực đoan, muốn trở lại hai đầu “cũ, cũ
hết, mới, mới hết; cũ xấu hết, mới tốt hết”. Đó là một thái độ không
“cách mạng”, như lời Bác dạy